Tin tức
07/05 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 29/4 đến 04/5/2024

  • 111
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 29/4 đến 04/5/2024 gồm các tin chính sau

  1. Bất động sản 4 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực
  2. Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ mới
  3. Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong 2024
  4. Siết chặt phân lô bán nền có thể khiến thị trường chao đảo
  5. Luật Đất đai 2024: 'Cú hích' cho thị trường
  6. Đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực sớm từ 1/7
  7. Điều chỉnh quy hoạch sân bay quốc tế Nội Bài
  8. Các địa phương khởi động dự án Vành đai 4 TP.HCM

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tu-29-4-den-04-5-2024

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Bất động sản 4 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực 

Thị trường bất động sản 4 tháng đầu năm ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan khi lượng căn hộ tung ra thị trường tăng mạnh hơn, thanh khoản tăng dù giá liên tục lập đỉnh mới…

DÒNG TIỀN QUAY LẠI, THANH KHOẢN CẢI THIỆN

Theo báo cáo quý 1/2024 của Tổng Cục thống kê, hoạt động kinh doanh bất động sản ghi nhận những tín hiệu tích cực về tình hình thu hút vốn đầu tư và số doanh nghiệp bất động sản quay trở lại thị trường.

Theo đó, có hơn 900 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới. Vốn đăng ký cấp mới cho bất động sản đạt 1,49 tỷ USD, xếp thứ hai trên tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng rót hơn 460 triệu USD vào thị trường địa ốc. Điều này cho thấy bất động sản vẫn là một kênh đầu tư tiềm năng, đủ sức hấp dẫn giới đầu tư.

Nghiên cứu thị trường của nhiều đơn vị khác cũng chỉ ra rằng so với đầu năm 2023, thị trường bất động sản đầu năm 2024 có nhiều dấu hiệu tích cực.

Theo báo cáo chỉ số về tâm lý người tiêu dùng bất động sản (CSS) của Batdongsan.com.vn, các bên mua - bán bất động sản hiện không quá dè chừng như năm 2023. Chỉ số tâm lý thị trường bất động sản nửa đầu năm 2024 tăng 3 điểm so với nửa cuối năm 2023, nhờ sự cải thiện mức độ hài lòng của người tiêu dùng về tiềm năng tăng giá bất động sản, về lãi suất vay mua nhà và chính sách, tình hình thị trường.

Cũng theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản của người tiêu dùng đã tăng trưởng trở lại trong quý 1/2024, 62% số người tham gia khảo sát sẵn sàng tận dụng cơ hội để mua bất động sản giảm giá hoặc có chính sách tốt.

CÒN NHIỀU ĐỘNG LỰC TRONG DÀI HẠN

Tín hiệu khả quan đầu năm đang mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản. Giới chuyên gia nhận định, kết quả này có được nhờ đòn bẩy tổng lực đến từ nhiều yếu tố như lãi suất giảm, pháp lý thông thoáng và chính sách kích cầu chưa từng có tiền lệ của các chủ đầu tư bất động sản lớn.

Lãi suất huy động liên tục hạ về quanh ngưỡng 5%/năm, theo đó lãi suất cho vay mua nhà cũng giảm còn 5-10,5%/năm. Điều này giúp người dân dễ dàng tiếp cận đòn bẩy tài chính.

Bên cạnh lãi suất vay hấp dẫn, khung pháp lý dành cho thị trường bất động sản cũng đang dần trở nên thông thoáng. Vướng mắc pháp lý được tháo gỡ giúp thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, khơi thông dòng vốn cũng như tạo hành lang pháp lý để thị trường phát triển.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là nội tại thị trường vẫn hấp dẫn. Nền kinh tế Việt Nam khá tiềm năng và lĩnh vực bất động sản tại đây đang ở giai đoạn đầu của tăng trưởng. Chỉ dấu tích cực là tốc độ đô thị hóa tại các thành phố lớn. Tỷ lệ này đạt khoảng 38-40%, tương tự mức ghi nhận ở Trung Quốc vào những năm 2000.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ mới

Thị trường bất động sản nước ta hiện nay vẫn đang tồn tại năm vấn đề lớn.

Thứ nhất, mất cân đối cung – cầu. Trong khi nguồn cầu không ngừng tăng lên thì nguồn cung lại chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Bất đối xứng cung – cầu vẫn rất lớn.

Thứ hai, cơ cấu sản phẩm không hợp lý. Số lượng nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng mạnh, nhưng số lượng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các khu đô thị lại thiếu trầm trọng.

Thứ ba, mặc dù thị trường suy giảm, khó khăn nhưng giá bất động sản không giảm, mà tiếp tục xu hướng tăng.

Thứ tư, việc tiếp cận về tài chính, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bế tắc.

Thứ năm, dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhận thấy 4 vấn đề nêu trên của thị trường và vào cuộc hỗ trợ quyết liệt, song kết quả giải quyết vẫn chậm và cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn.

Tuy nhiên, tiến trình phục hồi của thị trường vẫn có sự phân hóa giữa các phân khúc thị trường.

Theo đó, phân khúc căn hộ tiếp tục “dẫn đầu” về tỷ trọng giao dịch khi chiếm gần 60% tổng lượng giao dịch toàn thị trường trong quý 1/2024. Đồng thời, nhu cầu đầu tư trên thị trường vẫn rất lớn đối với tất cả các phân khúc (hạng sang, cao cấp, bình dân, nhà ở xã hội...).

Bất động sản công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; bất động sản thương mại có thêm nhiều tín hiệu khởi sắc với sự tăng trưởng về nhu cầu thuê. Riêng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thì vẫn duy trì trạng thái ảm đạm và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong ngắn hạn khi nhiều dự án mới liên tục rời thời gian triển khai bán hàng, nhiều dự án vướng mắc pháp lý chưa thể giải quyết…

Dự kiến, với các luật mới được thông qua, có hiệu lực trong vài tháng tới, thị trường bất động sản sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường “mới” với các thông tin ngày càng minh bạch, rõ ràng cho mọi thành phần kinh tế tham gia.

Từ giờ đến cuối năm, nguồn cung tiếp tục chuyển biến theo xu hướng tăng. Cầu nhà ở thực vẫn sẽ duy trì ở mức cao, được củng cố bởi tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa. Cầu đầu tư tiếp tục được củng cố, hướng tới các đô thị vệ tinh của Hà Nội, TP. HCM hoặc đô thị lớn trực thuộc Trung ương như Đà Nẵng.

Theo đó, việc tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế có thể bật lên là một giải pháp quan trọng, vì tăng trưởng trong bất động sản liên quan đến cả chuỗi cung ứng. Bất động sản tạo ra mặt bằng sản xuất kinh doanh, là nền tảng cho sản xuất, là cuộc sống của người dân,… tạo ra tăng trưởng cho các lĩnh vực kinh tế khác. Trong thời gian tới, cần dồn lực khôi phục thị trường bất động sản. 

Quốc hội đã thông qua ba luật quan trọng (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024), như ba mũi giáp công có thể thúc đẩy, cứu cánh thị trường bất động sản, chúng ta có thể đặt nhiều kỳ vọng vào tác động của các luật này đối với sự phục hồi và phát triển của thị trường. Tuy nhiên, hành trình trước mắt có thể sẽ còn gian nan, bởi vẫn còn những điểm chồng chéo chưa được sửa đổi một cách triệt để và việc thực thi luật sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong thực tế. 

Để giải quyết đồng bộ các vấn đề, có rất nhiều việc chúng ta phải làm. Đã có 20 chính sách mới được triển khai, song việc thực thi trong thực tế cũng không đơn giản. Luật đang ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ hơn nhưng rủi ro pháp lý thì luôn còn, các tranh chấp vẫn sẽ xảy ra. Tôi cho rằng, kể cả khi các luật bắt đầu có hiệu lực, thì thị trường vẫn cần thời gian để thích nghi và còn rất khó khăn ở giai đoạn tới”.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong 2024

Năm 2024, dòng vốn FDI dự báo vẫn tích cực, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ở cả hai miền Nam và Bắc…

Dữ liệu từ Công ty TNHH CBRE cho biết bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận những kết quả tích cực ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.

Đối với thị trường đất công nghiệp, giá đất tại thị trường cấp 1 miền Bắc đã tăng 1,2% so với quý trước và 7,8% so với cùng kỳ, đạt ngưỡng trung bình 133 USD/m2/kỳ hạn còn lại. Trong khi giá đất công nghiệp tại thị trường cấp 1 miền Nam giữ mức 189 USD/m2/kỳ hạn còn lại, ổn định so với quý trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy tại thị trường cấp 1 miền Bắc tăng 1,3 điểm phần trăm trong quý, đạt 83%. Diện tích hấp thụ gần 110ha với nhiều giao dịch nổi bật như: nhà máy Victory Giant Technology sản xuất bảng mạch in, quy mô 10ha ở Bắc Ninh. Còn thị trường miền Nam, tỷ lệ lấp đầy ổn định ở mức 92% và diện tích hấp thụ đạt hơn 20ha.

Đối với thị trường kho, xưởng xây sẵn, tỷ lệ lấp đầy trung bình trên thị trường cấp 1 miền Bắc đạt 70% với nhà kho xây sẵn và 87% với nhà xưởng xây sẵn. Về mặt bằng giá, giá thuê kho, xưởng xây sẵn trung bình đạt ngưỡng 4,7 và 4,9 USD/m2/tháng. Mức giá thuê kho được đánh giá duy trì ổn định, nhưng giá thuê xưởng tăng 3,9% theo năm.

Riêng thị trường kho xưởng miền Nam, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thì không có nguồn cung mới trong quý 1/2024, các dự án mới đều đang xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, điều này đã tác động đến hoạt động của kho xưởng xây sẵn đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy của kho xưởng xây sẵn ước tăng 2 điểm phần trăm so với quý trước, tỷ lệ lấp đầy đạt 57% đối với nhà kho và 87% đối với nhà xưởng. Về giá thuê trung bình kho xưởng xây sẵn giữ mức ổn định so với quý trước, lần lượt là 4,6 và 4,9 USD/m2/tháng, mức độ tăng trưởng đạt 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái với nhà kho và 3,9% với nhà xưởng.

Theo CBRE, hiện nay, ngoài những nhà sản xuất điện tử, ôtô và phụ kiện, khách thuê từ những ngành mới trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất xe điện, bán dẫn hay vật liệu xanh quan tâm tới Việt Nam. Với sự định hướng của nhiều tỉnh, thành và sự quan tâm của doanh nghiệp ngày càng tăng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, sẽ càng thúc đẩy nhu cầu trong tương lai.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Siết chặt phân lô bán nền có thể khiến thị trường chao đảo

Quy định mới về phân lô bán nền sẽ hạn chế việc phân lô tràn lan, nguồn cung ra ngoài thị trường cũng trở nên “co lại”, với mục đích giảm tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Tuy nhiên, hoạt động mua bán đất nền thời gian tới chắc chắn chịu những ảnh hưởng nhất định. Giai đoạn đầu thị trường có thể chao đảo…

Từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực thi hành và sẽ tác động nhiều đến thị trường, nhất là với quy định về việc cấm phân lô bán nền.

Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V. Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã.

Giai đoạn đầu thị trường có thể chao đảo. Khi quy định được thực thi, khả năng xuất hiện một lượng lớn sản phẩm đất nền rao bán đến từ những nhà đầu tư lỡ ôm đất với mục đích phân lô, tách thửa kiếm lời. Ngược lại, lô đất nền tách thửa có giấy chứng nhận ở địa phương bị cấm phân lô thì giá bị đẩy lên…

Mặc dầu vậy, nếu nhìn dài hạn, đây là xu hướng tất yếu được áp dụng đồng bộ ở nhiều quốc gia phát triển, giúp đảm bảo quyền lợi người mua bất động sản, góp phần cải thiện tính minh bạch của thị trường. Qua đó, tạo động lực cho những bước phát triển bền vững sau này.

Đặc biệt, “Quy định mới còn cụ thể hóa thủ tục cho nhà đầu tư để có cơ sở tiến hành chuyển nhượng. Cụ thể, trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo về việc quyền sử dụng đất đủ điều kiện gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Trong 15 ngày, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra điều kiện của quyền sử dụng đất và trả lời về việc có đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo hình thức phân lô, bán nền cho cá nhân tự xây dựng nhà ở hay không”, chuyên gia nhấn mạnh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Luật Đất đai 2024: 'Cú hích' cho thị trường

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, đã và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua trong Kỳ họp bất thường tháng 1/2024 là một đạo luật quan trọng, tạo ra nền tảng thay đổi chế định về đất đai, đặc biệt là những chế định đất đai liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư.

Trước tiên, Luật Đất đai 2024 tạo thuận lợi hơn cho quy trình, giải quyết thủ tục đất đai. Quá trình thực hiện Luật Đất đai và các luật liên quan thời gian qua cho thấy sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật khác nhau.  Với việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi lần này, cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), thủ tục thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở, sẽ được cải thiện thuận lợi hơn. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, đây là một điểm mới quan trọng. Bởi thời gian là tiền bạc, dự án tin cậy nhanh chóng sẽ tạo tác động tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Luật Đất đai 2024 thể hiện tinh thần cải cách hành chính và phân cấp mạnh mẽ. Hiện nay, việc ban hành khung giá đất được Chính phủ trao thẩm quyền cho cấp địa phương, cấp tỉnh trao thẩm quyền cho cấp sở... Đây cũng là một điểm mới giúp cải thiện dần thủ tục hành chính.

Thứ ba, nhiều chế định mới theo hướng mở cửa thị trường. Chẳng hạn, Luật Đất đai (sửa đổi) đã xác định rõ hơn người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà. Hay trong lĩnh vực đất nông nghiệp, trước đây chỉ có người sử dụng đất nông nghiệp mới được chuyển quyền sử dụng đất lúa. Nhưng theo Luật Đất đai mới, những người không sản xuất nông nghiệp hay tổ chức kinh tế có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa nếu được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt góp phần thúc đẩy nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 còn bảo vệ và cân bằng lợi ích các chủ thể trong quan hệ đất đai. Chẳng hạn, các trình tự giải phóng mặt bằng được quy định rõ ràng, chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của người dân, người sử dụng đất. Điểm mới của Luật Đất đai sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, giải quyết được những vấn đề căng thẳng về trật tự xã hội.

Ngoài ra, về thời hạn thuê đất, trước đây, doanh nghiệp có thể chọn thuê đất trả tiền một lần hay là trả tiền hàng năm. Tuy nhiên, trong Luật mới, trừ các loại đất như đất khu công nghiệp, đất nông nghiệp, đất nhà ở xã hội..., doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm... Đây là một chế định lớn đối với nhà kinh doanh. Điều này cũng đặt ra cho doanh nghiệp lo ngại tính tin cậy, dự báo về chi phí đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực sớm từ 1/7

Luật khi có hiệu lực được kỳ vọng tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục và nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững.

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua trong Kỳ họp bất thường tháng 1/2024 là một đạo luật quan trọng, tạo ra nền tảng thay đổi chế định về đất đai, đặc biệt là những chế định đất đai liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư.

Trước tiên, Luật Đất đai 2024 tạo thuận lợi hơn cho quy trình, giải quyết thủ tục đất đai. Quá trình thực hiện Luật Đất đai và các luật liên quan thời gian qua cho thấy sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật khác nhau.  Với việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi lần này, cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), thủ tục thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở, sẽ được cải thiện thuận lợi hơn. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, đây là một điểm mới quan trọng. Bởi thời gian là tiền bạc, dự án tin cậy nhanh chóng sẽ tạo tác động tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Luật Đất đai 2024 thể hiện tinh thần cải cách hành chính và phân cấp mạnh mẽ. Hiện nay, việc ban hành khung giá đất được Chính phủ trao thẩm quyền cho cấp địa phương, cấp tỉnh trao thẩm quyền cho cấp sở... Đây cũng là một điểm mới giúp cải thiện dần thủ tục hành chính.

Thứ ba, nhiều chế định mới theo hướng mở cửa thị trường. Chẳng hạn, Luật Đất đai (sửa đổi) đã xác định rõ hơn người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà. Hay trong lĩnh vực đất nông nghiệp, trước đây chỉ có người sử dụng đất nông nghiệp mới được chuyển quyền sử dụng đất lúa. Nhưng theo Luật Đất đai mới, những người không sản xuất nông nghiệp hay tổ chức kinh tế có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa nếu được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt góp phần thúc đẩy nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 còn bảo vệ và cân bằng lợi ích các chủ thể trong quan hệ đất đai. Chẳng hạn, các trình tự giải phóng mặt bằng được quy định rõ ràng, chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của người dân, người sử dụng đất. Điểm mới của Luật Đất đai sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, giải quyết được những vấn đề căng thẳng về trật tự xã hội.

Ngoài ra, về thời hạn thuê đất, trước đây, doanh nghiệp có thể chọn thuê đất trả tiền một lần hay là trả tiền hàng năm. Tuy nhiên, trong Luật mới, trừ các loại đất như đất khu công nghiệp, đất nông nghiệp, đất nhà ở xã hội..., doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm... Đây là một chế định lớn đối với nhà kinh doanh. Điều này cũng đặt ra cho doanh nghiệp lo ngại tính tin cậy, dự báo về chi phí đất.

Nhưng nhìn chung, Luật Đất đai 2024 đang tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc trong giai đoạn vừa qua, được kỳ vọng  đi vào cuộc sống thuận lợi hơn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Với những điểm mới kỳ vọng tác động thị trường như vậy, việc triển khai thực hiện mới là điều quan trọng. Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ ban hành 9 nghị định hướng dẫn. Trách nhiệm của cơ quan soạn thảo là các nghị định này được ban hành đúng thời hạn, đúng tinh thần của Luật. Hơn thế nữa, cũng cần đảm bảo tính đồng bộ khi hoàn thiện hệ thống pháp luật sau này, bởi Luật Đất đai liên quan đến hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến Luật Đất đai (sửa đổi) đến với người dân và doanh nghiệp là một nhiệm vụ khó và quan trọng. Luật Đất đai mới cũng cần phải giải quyết những vấn đề lớn về định giá đất, tài chính về đất đai. Theo tinh thần của Luật mới, cần phải xây dựng kho thông tin, dữ liệu về giá đất, hệ thống quản lý đất đai và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

1. Điều chỉnh quy hoạch sân bay quốc tế Nội Bài

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030

Theo đó, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030 đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng sân bay, bổ sung bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất tại vị trí phía Tây sân đỗ máy bay của nhà ga hành khách T2; bổ sung trung tâm đào tạo thực hành cho nhân viên cứu nạn chữa cháy máy bay tại vị trí phía tây nam của sân bay.

Về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, bổ sung quy hoạch nhà để xe cao tầng tại vị trí phía đông Đài kiểm soát không lưu cùng với hệ thống giao thông kết nối.

Các nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 20-5-2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2540/QĐ-BGTVT ngày 27-8-2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý và thực hiện quy hoạch phù hợp quy định hiện hành; tiến hành rà soát, hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ quy hoạch bảo đảm phù hợp với nội dung quy hoạch được phê duyệt.

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát quy hoạch các công trình để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu khai thác và đầu tư phát triển...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Các địa phương khởi động dự án Vành đai 4 TP.HCM 

Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, hai trong năm địa phương đang xúc tiến các thủ tục, hồ sơ liên quan nhằm khởi động dự án đường Vành đai 4 TP.HCM cùng các địa phương khác...

Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM dài 207 km đi qua các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (dài 18,7 km), Đồng Nai (45,6 km), Bình Dương (47,45 km), TP.HCM (17,3 km) và Long An (dài nhất với 78,3 km), được Thủ tướng Chính phủ thống nhất giao tỉnh Long An là đầu mối chủ trì dự án.

Tại Đồng Nai, Sở Giao thông vận tải tỉnh này cho biết Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đồng ý và giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn MIK (MIK Group Việt Nam) làm nhà đầu tư lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, và đơn vị này đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan. 

MIK Group Việt Nam cũng đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai thẩm định tổng mức đầu tư dự án thành phần qua Đồng Nai với tổng kinh phí hơn 19.151 tỷ đồng; trong đó vốn nhà nước khoảng 9.575 tỷ đồng, chiếm 50%. Riêng cầu Thủ Biên nối Bình Dương với Đồng Nai và cầu Bàu Cạn nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu, các địa phương thống nhất sẽ do tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư. Đồng Nai sẽ phụ trách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù như khai thác vật liệu, giải phóng mặt bằng,… để triển khai dự án.

Lộ trình cụ thể dự kiến: trong quý 2/2024 sẽ hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quý 4/2024 hoàn thành công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quý 2/2024 đến quý 2/2025 dự kiến hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng một số hạng mục phụ trợ. Từ quý 4/2024 đến quý 4/2027 sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư và triển khai dự án.

Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ sử dụng vốn đầu tư công từ ngân sách của tỉnh, dự kiến khoảng 1.600 tỷ đồng, để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Trước đó, ngày 18/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có thông báo thống nhất hướng thiết kế ban đầu của tuyến và chọn mặt cắt ngang đường Vành đai 4 qua Long An có nền đường rộng 25,5 m để đồng bộ với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và TP.HCM. 

Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh này cũng đã thống nhất đề nghị trung ương hỗ trợ 90% kinh phí xây dựng trong tổng mức đầu tư gần 54.650 tỷ đồng đoạn qua địa phận; phần ngân sách địa phương là 10%. Kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, Ủy ban nhân dân tỉnh Long thống nhất tính chung vào tổng vốn dự án và đề nghị trung ương hỗ trợ. 

Ngày 17/4/2024, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân các địa phương dự án, đề nghị các địa phương cân đối nguồn vốn để có thể chủ động triển khai ngay sau khi dự án được thông qua; đồng thời thống nhất để TP.HCM chủ trì, cùng lựa chọn một đơn vị tư vấn rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho các dự án và nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ dự án.

TP.HCM và các địa phương ký kết, ban hành kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng dự án vào tháng 3/2024. Các địa phương đang hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả các dự án, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trong tháng 4/2024 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội thông qua trong tháng 6/2024.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 4 năm 2024

Tiêu điểm tin tức bất động sản tháng 4: giá chung cư tăng phi mã

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 04 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 4 năm 2024

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan