Tin tức
06/07 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 1/07 đến 5/07/2024

  • 524
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản trong nước trong tuần 1 tháng 7/2024 được Times Pro tổng hợp và gửi tới quý độc giả tham khảo để định hướng thị trường nhà đất!

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Giá nhà ở TPHCM đang đà tăng giá trở lại 

Tăng sơ cấp lẫn thứ cấp

Theo khảo sát của PV Tiền Phong, giá chung cư TPHCM trong tháng 6/2024 tăng 3-10% so với tháng trước. Xu hướng tăng giá căn hộ TPHCM là do khan hiếm dự án, nguồn cung mới tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang.

Trong 3 tháng đầu năm nay, TPHCM chỉ có 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Nguồn cung thị trường chủ yếu đến từ các dự án cũ, hàng tồn kho, hoặc những dự án đã đủ điều kiện bán theo quy định từ trước.

Chẳng hạn, Tập đoàn Gamuda Land giới thiệu dự án Eaton Park (TP.Thủ Đức, TPHCM) quy mô khoảng 2.052 sản phẩm, được chào bán ra thị trường với mức giá lên đến hơn 130 triệu đồng/m2. Căn hộ 1 phòng ngủ diện tích 63 m2 tại dự án này có giá bán gần 6,7 tỷ đồng. Mức giá này cao hơn rất nhiều so với dự án đã bàn giao nhà xung quanh Eaton Park.

Công ty Phú Mỹ Hưng cũng chào bán dự án Phú Mỹ Hưng Larcade ở quận 7 với mức giá dự kiến từ 80 - 120 tỷ đồng/căn, tương đương gần 800 triệu đồng/m2. Dự án Sycamore của Capitaland ở Bình Dương cũng đưa ra mức giá bán trung bình từ 100-120 triệu đồng/m2 với các căn nhà phố liền kề và song lập.

Tương tự, dự án The Meadow Bình Chánh nằm trên đường Trần Văn Giàu (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM) do Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh nhà Gia Phú làm chủ đầu tư với với hơn 200 căn thấp tầng. Dự án này cũng được cho là “ngáo giá” khi nằm gần Long An nhưng nhà phố liền kề có giá từ 6-7 tỷ đồng/căn, biệt thự liền kề có giá bán từ 8-10 tỷ đồng/căn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Chưa từng có tiền lệ Luật mới được thông qua mà giá nhà đất giảm, nhà đầu tư "chạy nước rút" mua nhà đất trước khi 3 Luật mới có hiệu lực từ 1/8/2024 

Khi 3 bộ Luật mới có hiệu lực, thị trường sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, mặt bằng giá các sản phẩm bất động sản sẽ tăng cao, đặc biệt là phân khúc đất nền. Đầu tư vào thời điểm hiện nay, nhà đầu tư sẽ có cơ hội lựa chọn những sản phẩm đã hoàn thiện về pháp lý và có giá cả phù hợp hơn

3 Luật mới gồm Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8. Theo các chuyên gia, những điểm mới của 3 bộ Luật này sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn nhưng có thể sẽ khiến giá bất động sản tăng. Đặc biệt, đất nền sẽ là loại hình bị tác động mạnh nhất vì còn chịu thêm ảnh hưởng từ quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã.

Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc PropertyGuru Việt Nam khu vực miền Nam cho rằng, chưa từng có tiền lệ luật mới được thông qua mà giá nhà đất giảm. Ngược lại, khung pháp lý mới từ Luật Đất đai 2024 sẽ khiến chi phí triển khai dự án tăng.

Theo ông Tuấn, một trong những điểm quan trọng nhất của Luật Đất đai 2024 là bỏ khung giá đất cũ, thay vào đó, giá đất mới được tính căn cứ trên mục đích, thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào, các yếu tố khác ảnh hưởng... Chi phí tính giá đất sát với giá thị trường kéo ngân sách liên quan đất đai như chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù thu hồi đất, thuế phí liên quan đến đất đều tăng.

"Về cơ bản những người sở hữu đất sẽ có lợi hơn, doanh nghiệp có tài chính mạnh sẽ dễ dàng hơn để giải phóng mặt bằng theo cơ chế thị trường. Nhưng theo đó, chi phí phát triển dự án cũng cao hơn trước, chủ đầu tư vì vậy phải tăng giá thành sản phẩm", ông Tuấn nhấn mạnh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Chung cư mở bán mới tại Hà Nội có giá từ 50 - 80 triệu đồng/m² 

Nguồn cung mở mới tại Hà Nội phân khúc cao cấp sẽ tiếp tục gia tăng thị phần và chiếm khoảng 70% trong 6 tháng cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Theo thông tin từ báo cáo về thị trường căn hộ Hà Nội của Trung tâm nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Housing, nguồn cung năm 2024 dự kiến đạt 22.000 căn, cao hơn thời kỳ 2020-2023 và bằng khoảng 69% năm 2019 - thời kỳ trước Covid-19. Trong đó, phân khúc cao cấp (khoảng giá từ 50 - 80 triệu đồng/m2, chưa bao gồm 10% thuế VAT và 2% phí bảo trì) sẽ tiếp tục gia tăng thị phần và chiếm đa số - khoảng 70% trong 6 tháng cuối năm 2024 và chiếm khoảng 68% trong năm 2025.

Đặc biệt, năm 2025, thị trường sẽ xuất hiện thêm nhiều dự án phân khúc hạng sang (từ 80 - 230 triệu đồng/m2) tại khu Tây và khu Bắc, trong khi phân khúc trung cấp (30-50 triệu đồng/m2) dự báo chỉ chiếm khoảng 5% nguồn cung toàn thị trường Hà Nội.

Về giao dịch sơ cấp, đơn vị này dự báo số căn bán được toàn Hà Nội năm 2024 sẽ bằng hoặc vượt số căn 2022, đạt khoảng 20.000 căn. Trong đó, Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City chiếm trọng số lớn, ước đạt khoảng 17.000 căn hộ, tương đương 85% toàn thị trường.

Về các giao dịch chuyển nhượng chung cư, trong 6 tháng cuối năm 2024, Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City được dự báo có lượng giao dịch tăng nhẹ hoặc đi ngang so với 6 tháng đầu năm 2024. Đơn vị này cho rằng có hai lý do: giai đoạn cuối năm thường là thời điểm có lượng giao dịch nhiều hơn so với đầu năm và mặt bằng giá chuyển nhượng đang hấp dẫn hơn so với các sản phẩm sơ cấp.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

Phân khúc nào đang hút dòng tiền bất động sản 6 tháng đầu năm?

 Báo cáo quý 1 của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy, làn sóng phục hồi đang ngày càng lan rộng, nhất là ở phân khúc nhà ở. Nguồn cung mới của phân khúc này tập trung chủ yếu ở cuối quý 1, khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án, các hoạt động khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ với quy mô ngày càng lớn.

Còn theo Savills, thị trường Hà Nội có nhiều điểm sáng hơn khi riêng quý đầu năm, nguồn cung sơ cấp đạt gần 13.000 căn, tăng gần 10% so với quý trước. Trong đó, lượng giao dịch đạt tới 5.308 căn, tăng 74% theo quý và 99% so với cùng kỳ. Thị trường nhà ở thứ cấp tại Hà Nội cũng duy trì sức hút do giá nhà sơ cấp tăng cao, nguồn cung sơ cấp giảm và sản phẩm này đã hoàn thiện với đầy đủ pháp lý.

Sang quý 2/2024, hoạt động mở bán vẫn diễn ra sôi động trên cả nước khi thị trường tiếp tục ghi nhận các dấu hiệu cải thiện tích cực hơn. Các chủ đầu tư khẩn trương triển khai công bố, mở bán các dự án đã đủ điều kiện pháp lý; các đơn vị môi giới tích cực tuyển quân, tăng cường hợp tác, mở rộng địa bàn, loại hình, phân khúc sản phẩm…

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Từ 1/8, sổ đỏ có tên gọi mới 

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, sổ đỏ cấp cho người dân sẽ có tên gọi mới là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường được gọi là sổ đỏ) được cấp theo một mẫu thống nhất.

Tuy nhiên, khi Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2024, tên gọi của sổ đỏ sẽ được rút ngắn thành "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Theo Luật Đất đai 2024 định nghĩa: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất" là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền từ 1/8 

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng 81 địa phương so với quy định hiện hành.

Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Với những khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định khu vực chủ đầu tư có thể phân lô tách thửa và chuyển nhượng cho cá nhân tự xây nhà ở.

Trong khi đó, luật hiện hành chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng thêm 81 địa phương so với quy định hiện hành. 

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

Sau ngày 1/1/2026, chi phí làm sổ đỏ có thể sẽ tăng

Luật Đất đai 2024 có những quy định mới về việc ban hành bảng giá đất. Khi bảng giá đất được áp dụng có thể dẫn đến việc tăng chi phí làm sổ đỏ lần đầu.

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành Bảng giá đất mới theo nguyên tắc thị trường kéo theo chi phí làm sổ đỏ có thể tăng.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bảng giá đất mới theo Khoản 3, Điều 159 Luật Đất đai 2024. 

Cụ thể, Khoản 3, Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

Theo đó, bảng giá đất sẽ được cập nhật cho phù hợp với thị trường đối với những khu vực, loại đất có biến động thay vì định kỳ 5 năm/lần như hiện nay để phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Đặc biệt, bảng giá đất mới được xây dựng theo khu vực, vị trí trên cơ sở việc định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc thị trường.

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 159 quy định: Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Hiện nay, bảng giá đất được ban hành 5 năm/lần, được xây dựng căn cứ vào: Nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất và chỉ điều chỉnh bảng giá đất khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất/giá đất phổ biến trên thị trường có biến động. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

“1 luật sửa 4 luật” cởi nút thắt cho thị trường bất động sản 

“1 luật sửa 4 luật”

Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (1 luật sửa 4 luật).

Theo dự án Luật mới được thông qua, Quốc hội cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản gồm: Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024. Thời điểm sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó là 1/1/2025. Đồng thời, hai khoản của Điều 200 và Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng cũng được đề nghị có hiệu lực sớm từ 1/8 để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ khi nhận tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự án Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, theo báo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã khắc phục hạn chế, vướng mắc của các luật trước đây. Đồng thời, có nhiều quy định mang tính đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Ngoài ra, nhiều quy định trong các luật có thể áp dụng được ngay mà không cần văn bản hướng dẫn chi tiết.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Luật Thủ đô: Tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống 

Với đa số đại biểu tán thành, sáng 28/6/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012). Luật đã bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; có 7 quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Về tổ chức chính quyền ở Hà Nội, Luật đã bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể, Luật quy định chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; chính quyền địa phương ở phường tại Hà Nội là UBND phường.

Như vậy, Luật đã luật hóa quy định không tổ chức HĐND cấp phường được quy định trong Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

TRÊN BÃI SÔNG ĐƯỢC XÂY DỰNG MỚI CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở VỚI TỶ LỆ THÍCH HỢP THEO QUY HOẠCH

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết về các chính sách xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và ý kiến của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý các quy định về quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê, bảo đảm phù hợp với quy hoạch và yêu cầu về phòng, chống lũ

Về cải tạo, chỉnh trang đô thị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho rà soát các trường hợp cần thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị tại khoản 3 Điều 20 để bảo đảm không trùng lặp; bỏ quy định giao UBND Thành phố tổ chức bán nhà ở cũ tại điểm e khoản 10 Điều 20 (dự thảo Luật trình Quốc hội tại đầu Kỳ họp thứ 7); thể hiện lại điểm a khoản 9 Điều 20 theo hướng giao HĐND quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Dự án Vành đai 3: Các hộ dân bị giải tỏa sẽ được mua nhà tái định cư trả góp 

Các hộ dân bị giải toả bởi dự án đường Vành đai 3 TPHCM nếu đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư nhưng không có tiền trả một lần sẽ được xem xét cho trả góp.

Văn phòng UBND TPHCM vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường tại cuộc họp về giải quyết vướng mắc trong việc thanh toán tiền mua căn hộ chung cư tái định cư đối với các trường hợp bị giải toả bởi dự án đường Vành đai 3

Theo đó, đối với các trường hợp đủ điều kiện bố trí tái định cư, Phó Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) hướng dẫn các địa phương thực hiện theo quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Với những hộ dân có nhà bị giải toả trắng, không đủ điều kiện tái định cư và không còn chỗ ở nào khác, UBND TPHCM giao Sở TN-MT tổng hợp và báo cáo để Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TPHCM xem xét, quyết định. Trong báo cáo, Sở cần nêu rõ điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc, phương án thanh toán, chế tài có liên quan sau khi có chủ trương đồng ý thực hiện. 

Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn TP Thủ Đức, đang thi công. Ảnh: A.T.

Trước đó, ngày 6/6/2024, Ban chỉ huy dự án thành phần 2 dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM (Ban chỉ huy dự án đường Vành đai 3 TPHCM) đã báo cáo UBND thành phố những vướng mắc trong việc thanh toán tiền mua căn hộ tái định cư đối với các hộ dân được nhận bồi thường thấp hơn giá bán căn hộ. 

Theo Ban chỉ huy dự án đường Vành đai 3 TPHCM, tại cuộc họp vào tháng 5/2024, đại diện UBND huyện Hóc Môn đề nghị có chính sách trả chậm đối với những trường hợp không đủ điều kiện tái định cư được mua căn hộ nhưng số tiền bồi thường không đủ trả. Đại diện các địa phương có dự án đi qua cũng có ý kiến tương tự. 

Sở TN-MT được UBND TPHCM giao nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp để ra chủ trương thực hiện chính sách đối với các hộ dân không đủ điều kiện thuê, thuê mua căn hộ tái định cư. 

Tuy nhiên, Sở Xây dựng lại cho rằng hình thức cho trả góp căn hộ tái định cư theo Quyết định số 28/2018 của UBND TPHCM sẽ thuận lợi hơn cho các địa phương đã duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Huyện Đông Anh được duyệt hai tuyến đường 4-6 làn kết nối trục Nhật Tân - Nội Bài 

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án, vị trí 2 tuyến đường giao phía Tây và phía Đông trục đường Nhật Tân - Nội Bài, quy mô lần lượt 4 và 6 làn xe.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định 3338 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Nam Hồng - Tiên Dương , tỷ lệ 1/500.

Theo đó, phê duyệt phương án, vị trí tuyến của 2 đoạn tuyến thuộc tuyến đường Nam Hồng – Tiên tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định.

Vị trí tuyến đường: Điểm đầu giao với đường quy hoạch 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài , điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch LK48 (B = 40m), chiều dài khoảng 1,2km; đoạn 2 từ tuyến đường quy hoạch B = 30m phía Đông khu đấu giá quyền sử dụng đất Bắc đường 23B tại xã Tiên Dương đến tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ, chiều dài khoảng 1,6km.

Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, phê duyệt phương án, vị trí đoạn tuyến từ đường quy hoạch B = 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài đến đường quy hoạch LK48 tỷ lệ 1/500, thuộc tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định.

Vị trí tuyến đường: Điểm đầu giao với đường quy hoạch 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài, điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch LK48 (B = 40m), chiều dài khoảng 1,2km.

Hướng tuyến: Tuyến đường có hướng Đông – Tây, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị N7 được duyệt.

Quy mô mặt cắt ngang đường: Bề rộng mặt cắt ngang điển hình 40m bao gồm các thành phần: Lòng đường 2x11,25m (6 làn xe), dải phân cách giữa 3m, vỉa hè 2x7,25m.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội tiếp tục rót gần hơn 2.400 tỷ vào tuyến Tây Thăng Long 10 làn xe nối thẳng KĐT Ciputra - Đan Phượng, tạo thành trục BĐS “nóng” bậc nhất năm 2024 

Tuyến đường huyết mạch Tây Thăng Long đang được Hà Nội đầu tư mạnh mẽ để kết nối với trung tâm với 5 quận, huyện phía Tây Thủ đô. Trong khi toàn bộ trục đường dần hoàn thiện đã thu hút nhiều dự án bất động sản tập trung hai bên tạo thành trục bất động sản "nóng" bậc nhất năm 2024.

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài), huyện Đan Phượng, với tổng mức đầu tư 1.298,596 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài tuyến 5,8 km. Sau khi hoàn thành vào năm 2025, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng nói riêng và khu vực Tây Bắc Hà Nội nói chung.

Theo tiến độ chi tiết, trong quý I/2024 tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng các gói thầu: Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (13,402 tỷ đồng); Rà phá bom mìn, vật nổ (1,587 tỷ đồng); Đo đạc bản đồ địa chính (1,1 tỷ đồng). Quý III/2024, sẽ mời thầu gói thầu số 07 thi công xây dựng công trình (873,739 tỷ đồng).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Cận cảnh 4 dự án trọng điểm kết nối sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành năm 2024 

Dự án hầm chui tại giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện (phường 2, quận Tân Bình) là gói thầu số 9 thuộc dự án tuyến nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa xuyên qua phần đất sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là công trình trọng điểm nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ cho khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, kết nối với nhà ga T3 trong tương lai.

Theo chủ đầu tư, dự án đường nối đang được đặt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm nay. Công trình khi đưa vào khai thác ngoài đồng bộ nhà ga T3 công suất 20 triệu khách mỗi năm sẽ tạo ra trục giao thông mới song hành tuyến Cộng Hòa, giảm áp lực giao thông cho cửa ngõ sân bay.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các tin tức bài viết liên quan

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022