Tin tức
01/04 2023

Tin tức bất động sản về tháo gỡ khó khăn thị trường tháng 3 năm 2023

  • 301
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản về tháo gỡ khó khăn, phục hồi thị trường bất động sản Times Pro tổng hợp tháng 3 năm 2023 gồm những tin chính sau: 

  1. Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 gỡ khó cho thị trường bất động sản, có nhiều giải pháp về tín dụng
  2. Sau liên tiếp chính sách gỡ khó, giảm lãi suất tiếp tục là liều "dopping" thúc thị trường bất động sản tăng tốc
  3. Ngành bất động sản hút gần 400 triệu USD vốn FDI sau hai tháng
  4. Nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản
  5. Các can thiệp vào thị trường bất động sản cần tính toán cẩn thận để tránh đổ vỡ hàng loạt

tin-tuc-bat-dong-san-ve-thao-go-kho-khan

Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 gỡ khó cho thị trường bất động sản, có nhiều giải pháp về tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững...

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

VỀ XÂY DỰNG, KINH DOANH NHÀ Ở VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế. Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản đảm bảo đồng bộ, khả thi.

THÁO GỠ NGAY VƯỚNG MẮC ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Thứ hai, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Nghị quyết nêu rõ, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

YÊU CẦU TẠO ĐIỀU KIỆN

ĐỂ DOANH NGHIỆP, NGƯỜI MUA NHÀ, NHÀ ĐẦU TƯ TIẾP CẬN TÍN DỤNG

Thứ ba, về nguồn vốn tín dụng, tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

THÚC ĐẨY VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA KÊNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Thứ tư, về nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Sau liên tiếp chính sách gỡ khó, giảm lãi suất tiếp tục là liều "dopping" thúc thị trường bất động sản tăng tốc

Bên cạnh việc gỡ khó về pháp lý cho các dự án, "cứu" thị trường trái phiếu, việc giảm lãi suất cho vay được cho là rất cần thiết để thị trường bất động sản phục hồi và sớm tăng trở lại từ quý 2.

Có thể thấy, hàng loạt nút thắt về vốn, pháp lý của bất động sản đang dần được tháo gỡ nhằm "phá băng" sức ì của thị trường. Bắt đầu tư Nghị định 08 cho phép kéo dài thời hạn của trái phiếu thêm tối đa 2 năm rồi đến Nghị quyết số 33 về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, nay việc có thêm dòng tiền từ giảm lãi suất ngân hàng tạo những kỳ vọng mới cho thị trường bất động sẽ sớm ấm lên và có thể bùng nổ ngay trong năm 2023.

Đề xuất thêm về những chính sách tiếp tục hỗ trợ cho thị trường sắp tới, VNDirect cho rằng : "Nghị định 08 và Nghị quyết 33 có thể giúp xoa dịu áp lực thanh khoản trong ngắn hạn, Quyết định 313 và 314 của NHNN thúc đẩy thêm sự hỗ trợ, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 3-6 tháng tới. Tuy nhiên, bất động sản vẫn cần thêm những giải pháp mạnh mẽ gỡ khó về pháp lý, đặc biệt đảm bảo ưu tiên những dự án đang xây dựng dở dang để có thể bàn giao kịp thời đến khách hàng".

VNDirect cũng cho rằng Luật Đất đai sửa đổi nếu được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là bước ngoặt lớn cho ngành bất động sản, khi tháo gỡ được các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Ngành bất động sản hút gần 400 triệu USD vốn FDI sau hai tháng

Hai tháng đầu năm 2023, cả nước đón hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, riêng mảng bất động sản ghi nhận dòng vốn gần 400 triệu USD.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm, cả nước có 261 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 42,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD (tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký,

Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản

Mặc dù thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng các chuyên gia đánh giá thời gian qua đã có nhiều tín hiệu tích cực đối với thị trường. Đó là sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ cùng các bộ, ban ngành và địa phương…

Ngay từ giữa tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.

Trong khi ấy, ở cụ thể các địa phương như Hà Nội và TP.HCM, những vướng mắc của hai thị trường bất động sản lớn nhất cả nước cũng từng bước được tìm hướng giải quyết.

Với những động thái trên, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản ngay trong quý 1/2023 cũng đang có dấu hiệu tích cực, khi triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ, bằng những văn bản quy định pháp luật. Nhiều doanh nghiệp đã đảm bảo thực trạng “sức khỏe” thông qua việc cơ cấu, căn chỉnh và triển khai dự án nhằm chuyển giao nhanh chóng và hấp thụ dễ hơn. Sang quý 2/2023, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung sửa đổi, xử lý vấn đề vướng mắc về thủ tục đầu tư, với dự án nhóm nhà ở gồm: dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Các can thiệp vào thị trường bất động sản cần tính toán cẩn thận để tránh đổ vỡ hàng loạt

Việc áp dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá là đúng đắn. Nhưng nếu tiếp tục kéo dài, không có sự chọn lọc, kinh tế sẽ lao dốc. Đặc biệt những gì từ thị trường bất động sản Trung Quốc cho thấy, các can thiệp vào thị trường cần tính toán thận trọng để tránh gây đổ vỡ hàng loạt… 

SAU KHI "3 LẰN RANH ĐỎ" BAN HÀNH

DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN BẮT ĐẦU VỠ NỢ

tháng 8/2020, Trung Quốc áp đặt hướng dẫn "3 lằn ranh đỏ" đối với các nhà phát triển bất động sản. Các nhà phát triển bất động sản phải gửi báo cáo chi tiết về tình hình tài chính đến cơ quan quản lý như Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Bộ Nhà ở và phát triển đô thị - nông thôn, Cơ quan Quản lý xây dựng nhà nước. 

"3 lằn ranh đỏ" mà chính quyền Trung Quốc vạch ra là: nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty (ngưỡng giới hạn 100%); Tiền/nợ vay ngắn hạn (ngưỡng giới hạn 1); Nợ phải trả/tổng tài sản (ngưỡng giới hạn 70%). 

Tuy nhiên, sau khi “3 lằn ranh đỏ” được ban hành, doanh nghiệp bắt đầu mất thanh khoản và vỡ nợ. Cuộc khủng hoảng bùng phát từ đầu tháng 9/2021 khi Evergrande vỡ nợ, và rắc rối tiếp tục xảy ra trước các khó khăn liên tiếp ập đến, khi khoản nợ đến thời kỳ đáo hạn và trả lãi, hoạt động bất động sản đi xuống giữa bối cảnh chung của dịch bệnh Covid-19. Giá nhà giảm trong nhiều tháng, chi phí tăng lên với những hãng địa ốc gây ra làn sóng vỡ nợ kỷ lục. 

NẾU TIẾP TỤC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CẦN CÓ CHỌN LỌC

Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng bất động sản của Việt Nam chưa cao như Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam khá tương đồng doanh nghiệp Trung Quốc (nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu 0,6 - 0,7 lần). Cả hai thị trường đều có chung hiện tượng đầu cơ, thổi giá lên rất cao. Mặt khác dự án cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, có xu hướng tăng cao, trong khi dự án giá phù hợp chiếm tỷ lệ thấp, gần như không xuất hiện tại khu vực trung tâm thành phố lớn. 

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh tin tức bất động sản về tháo gỡ khó khăn thị trường tháng 3 năm 2023, độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác của Times Pro dưới đây:

1, Tin tức pháp luật bất động sản tổng hợp tháng 3 năm 2023

2, Tin tức bất động sản về quy hoạch Times Pro tổng hợp tháng 3 năm 2023

3, Tin tức bất động sản về NOXH tháng 3 tiếp tục được quan tâm, phát triển

4, Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

5, Pháp luật BĐS

6, Phong thủy BĐS

7, Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan